|
Voọc đen má trắng
|
Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Vào cuối thời cảnh tân và thời toàn tân, trên đất Vĩnh Phúc rừng rậm không chỉ phủ kín dãy Tam Đảo với nhiều loại gỗ quý hiếm, mà vùng đồi gò nhấp nhô, thậm chí cả vùng đồng bằng bao suốt từ Lập Thạch, Tam Dương đến Bình Xuyên cũng là những cánh rừng bạt ngàn.
Qua hàng ngàn, hàng vạn năm bị khai thác, tàn phá nghiệm trọng, đồng bằng đã trở thành những làng trù phú, những cánh đồng xanh mướt, gò đồi trở nên trơ trụi bạc màu, còn vùng núi cao rừng sâu Tam Đảo bị chặt phá thảm hại. Thế mà ngày nay, Tam Đảo vẫn được xem là vùng đa dạng sinh học lớn. Xem thế đủ biết, tiềm năng thực động vật thời tiền sơ sử phong phú biết bao.
Gần đây thôi và cũng chỉ mới qua khảo sát bước đầu các nhà thực vật học đã thống kê được trong vườn quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32 chi, 53 loại, nhóm thực vật hạt kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài. Xét về công dụng, có thể phân chia thực vật ở rừng Tam Đảo thành các nhóm sau. Nhóm cho gỗ có 83 loài, nhóm làm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cho quả ăn có 62 loài. Trong số đó, có nhiều loài có giá trị cao như Pơmu, La Hán, Kim Giao, Sam Pông, Trầm hương. Những loại thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rinh và phân bố ở độ cao trên 800m. Các loại gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây thuốc quý như Sa nhân, Ngũ gia bì, Hà thủ ô v.v.. và nhiều loại cây búng báng thường gặp trong rừng núi Tam Đảo.
Về động vật, thống kê cho thấy rừng Tam Đảo có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài. Trong đó, lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt là loài cá lóc Tam Đảo được đưa vào sách đỏ những là động vật cực kỳ quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lợng lớn. Lớp chim nhiều hơn cả, có tới 158 loài, trong đó có nhiều loại quý hiếm như gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú có 58 loài, các loài lớn nh gấu, hổ, báo, các loại nhỏ như cầy, sóc, chuột, hươu, nai, hoẵng ..., một số có giá trị khoa học cao như cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch…
Trong số hàng mấy trăm loại động vật ở núi rừng Tam Đảo, có 47 loài được xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài có nguy cơ bị tuyệt diệt. Hiện nay, vườn quốc gia Tam Đảo vẫn được xem là một bảo tàng thiên nhiên vô giá. Chắc hẳn vào thời cách tân và toàn tân, không chỉ rừng núi Tam Đảo mà cả Vĩnh Phúc là một quần thể động thực vật vô cùng phong phú, nguồn cung cấp lương thực quan trọng cho con ngời lúc bấy giờ, nhất là trong thời kỳ sinh sống bằng săn bắt và hái lượm.
Cũng cần nói thêm, Vĩnh Phúc có sông lớn bao quanh 3 mặt, có nhiều đầm hồ lớn nhỏ đều khắp các huyện, không những là nguồn cung cấp nước quan trọng mà còn là nơi cung cấp thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con ngời. Đó là các loại thuỷ sản như cá, tôm, cua, ốc, hến…, trong đó có nhiều loại nổi tiếng cho mãi đến hôm nay, như cá Anh Vũ trong lòng sông Hồng, vùng Việt Trì - Bạch Hạc được xem là một đặc sản, một loại cá quý của Vĩnh Phúc. Hoặc như hến trong lòng sông Phan, đã trở thành một món ăn đặc sản của nhân dân vùng quê Yên Lạc hôm nay. Chắc hẳn từ thuở xa xưa, người dân nơi đây đã biết đến hến và khai thác hến làm thức ăn. Trong di chỉ Yên Lạc đã phát hiện được khá nhiều vỏ hến bị đốt cháy là minh chứng cụ thể sinh động về việc bắt hến chế làm thức ăn của ngời xa xưa.
GS. Hoàng Xuân Chinh