Với quy mô một ngày xay xát khoảng 70 tấn thóc quy trình này được thực hiện dưới sự trợ giúp của rất nhiều trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao và trong quá trình vận hành máy cho ra lò những hạt gạo khô và bóng, lọc hạt tấm riêng và chấu dập ép thành khuân dùng làm than không bụi.
Sau khi thu hoạch lúa tại cánh đồng mẫu lớn, Công ty vận chuyển lúa về nhà máy sấy khô đạt độ ẩm theo quy cách kỹ thuật của nhà máy. Lưu trữ bảo quản lúa mới sấy ở nơi khô thoáng để tiến hành xay xát theo quy trình từ đó loại bỏ sạn đá và phân loại các phụ phẩm như tấm, trấu, cám để tiến hành sản xuất khác như củi trấu, trấu viên hay cám nguyên liệu.
Gạo đã xây xát được băng tải chuyển tách màu theo từng loại để xử lý cho ra chất lượng hạt gạo màu đẹp và đồng đều theo yêu cầu phần trăm tấm lẫn của khách hàng rồi tiến hành lau bóng để tăng cường độ bảo quản và làm cho hạt gạo sáng bóng hơn.
Hạt gạo luôn được ví như hạt ngọc trời bởi vẻ đẹp tinh khôi và đóng góp to lớn trong đời sống hàng ngày. Ít ai biết được rằng, để tạo ra những hạt ngọc ấy, người trồng và sản xuất gạo đã phải vất vả, khó khăn đến nhường nào. Sau khi lúa đã chín vàng bông, thu hoạch xong, hạt lúa còn trải qua quy trình xay xát chỉnh chu.
Có thể tóm gọn quy trình xay xát lúa gạo trong 3 bước đơn giản sau:
1. Bóc vỏ và sàng lọc gạo
Tại thời kì đồ đá, cách đây hàng vạn năm về trước, cha ông ta thường dùng các mẩu đá sắc để đập lúa tách hạt ra khỏi vỏ. Quá trình tách hạt này mất khá nhiều thời gian và công sức. Vào các thập niên trước, thì người Việt bắt đầu áp dụng một biện pháp nhanh và hiệu quả hơn, đó là giã gạo. Vật dụng dùng để giã gạo là một chiếc cối đá cỡ lớn và một chiếc chày chắc chằn làm từ gỗ. Công việc này thường dành cho hai người: Một người có sức khỏe tốt đảm nhiệm việc giã, người kia có nhiệm vụ đảo đều gạo trong cối. Việc giã gạo sẽ kết thúc khi vỏ trấu bóc hoàn toàn ra khỏi hạt gạo. Tuy có hiệu suất cao hơn thời kì đồ đá nhưng việc giã gạo tốn khá nhiều công sức.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quy trình xay xát lúa gạo đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Chúng ta có máy tách vỏ để phục vụ cho giai đoạn tốn nhiều sức lực này. Người sản xuất chỉ cần đổ thóc vào máy tách, máy sẽ tự động tách hết lớp trấu bên ngoài. Thành phẩm thu được là gạo lứt (gạo màu).
2. Xát trắng gạo
Bước thứ 2 trong quy trình xay xát lúa gạo chính là xát trắng. Nhờ có giai đoạn này, hạt gạo mới có vẻ người trắng sáng, bắt mắt trước khi đến tay người tiêu dùng. Đặ biệt, hoạt động này sẽ không hề gây suy giảm giá trị dinh dưỡng của gạo. Mặt khác, hương vị của gạo vẫn sẽ được giữ nguyên. Hiện nay, chúng ta có máy móc chuyên dụng để thực hiện xát trắng gạo.
3. Đánh bóng gạo
Màu trắng tinh khôi tuy đẹp nhưng vẫn chưa thực sự ánh nhìn. Bên cạnh sắc trắng, hạt gạo cần phải bóng đẹp, lóng lánh dưới ánh mặt trời. Như vậy, người mua sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn. Do đó người sản xuất sẽ tiếp tục đưa gạo đi đánh bóng để tạo nên vẻ ngoài thu hút và giúp kéo dài thời gian bảo quản gạo.
Với những giống lúa chất lượng thì chỉ cần thực hiện 3 bước cơ bản trên là hạt gạo thu về đã bóng đẹp, hấp dẫn. Thế nhưng, với những giống lúa chất lượng kém, nhiều thương lái đã sử dụng mánh khóe kém lành mạnh trong kinh doanh để đánh lừa người tiêu dùng, đó là dùng hóa chất để tẩy trắng gạo. Cách làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhẹ thì ngộ độc, nặng thì ung thư, thậm chí tử vong. Vì vậy, cần tránh mua các loại gạo có màu trắng dại, thiếu tự nhiên, hãy mua gạo tại cơ sở phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng.
Để tạo ra hạt gạo ngon, chất lượng, thì 3 bước cơ bản trên đây trong quy trình xay xát lúa gạo là 3 giai đoạn không thể thiếu. Nhờ vậy, người tiêu dùng mới có bát cơm trắng ngần, dẻo thơm trong mỗi bữa ăn.
Tiến Đạt